Cung cấp dịch vụ thiết kế web tại Đà Nẵng uy tín, chuyên nghiệp, được tin tưởng bởi hơn 600 chủ doanh nghiệp.

Lỗi kỹ thuật SEO thường gặp và cách khắc phục HIỆU QUẢ NHANH CHÓNG nhất

Các lỗi kỹ thuật SEO thường gặp như tốc độ website tải chậm, chưa tối ưu thẻ meta, cách chèn internal link, vấn đề về cấu trúc URL… khiến người dùng gặp khó khăn trong quá trình SEO.

Có thể nói rằng SEO là lĩnh vực thay đổi rất nhanh chóng, nếu muốn tiếp cận SEO tốt thì cách duy nhất là duy trì việc học và cập nhật thông báo về những thay đổi của SEO. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật về các lỗi kỹ thuật SEO thường gặp mà làm SEO cần tránh và cách xử lý khi gặp phải các lỗi này.

 

1. Nguyên nhân mắc phải các lỗi kỹ thuật SEO?

 

Những lỗi kỹ thuật SEO thường hay gặp phải ở những bạn mới bắt đầu SEO vì họ thường chưa nhận thức đủ tốt về SEO cơ bản hoặc không hiểu đúng về chúng.

Chẳng hạn như một nguyên nhân dẫn đến mắc lỗi kỹ thuật SEO là chưa sử dụng được các thẻ H1, H2, thẻ H1 không sử dụng cho tiêu đề. Ngoài ra còn một số lý do khác như chọn từ khóa sai, đi backlink chưa hợp lý, nội dung kém chất lượng chưa chuẩn SEO…

Tất cả sẽ được chỉ ra ở phần tiếp theo để đưa ra cách khắc phục hiệu quả nhanh chóng nhất trong quá trình SEO, giúp vị trí xếp hạng trang web lên top.

>>> Bạn có thể quan tâm: DỊCH VỤ QUẢN TRỊ WEB TẠI DANAWEB

                                              

2. Top lỗi kỹ thuật SEO thường gặp và cách khắc phục nhanh chóng

2.1 Lỗi kỹ thuật Onpage

2.1.1 Tốc độ website của bạn quá chậm

Tốc độ khi tải trang web là 1 trong những yếu tố xếp hạng của Google trên công cụ tìm kiếm. Tốc độ tải trang ảnh hưởng đến thời gian người dùng ở lại trang web của bạn.

Theo nghiên cứu, tốc độ tải trang dưới 3 giây là lý tưởng nhất. Nếu website của bạn cũng giống website của người khác nhưng tốc độ tải trang của họ nhanh hơn thì liệu rằng người dùng có ở lại trang web của bạn trong vô ngàn trang web khác trên internet.

Khi người dùng ở lại web không lâu, các sản phẩm/ dịch vụ của bạn sẽ không được người dùng tìm hiểu kỹ. Từ đó khả năng mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ sẽ không cao, ảnh hưởng đến doanh thu của bạn.

Nguyên nhân gặp lỗi trong việc tối ưu tốc độ tải website:

  • Chưa tối ưu hóa kích thước hình ảnh.
  • Mã web chưa đạt được chuẩn.
  • Cài nhiều plugins.
  • CSS và Javascript nặng.

loi-ky-thuat-seo-1

 

Cách khắc phục để tối ưu tốc độ tải của website:

  • Kiểm tra trang web trên Google thông qua PageSpeedInsights, GTMetrix hay Pingdom.
  • Tuyển dụng nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực trên.
  • Để hiệu suất trang web không bị cản trở phải cài staging domain.
  • Nâng cấp PHP.

2.1.2 Chưa tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX) trên mobile

Việc xem xét website của bạn thông qua phiên bản di động là một trong những bước xếp hạng trang web của bạn của thuật toán Google.

Cách kiểm tra trình duyệt Mobile:

  • Sử dụng Mobile-Friendly Test để xem mức độ phù hợp của website trên thiết bị di động.

loi-ky-thuat-seo-2

  • Kiểm tra Googlebot của điện thoại có thu thập thông tin từ trang web không?
  • Kiểm tra độ tương ứng của trang web trên nhiều thiết bị và tìm cách khắc phục nếu xảy ra sự cố.

Cách khắc phục lỗi website trên mobile:

  • Tập trung việc xây dựng trang web trên mobile ngay từ đầu cho ấn tượng và tương thích với các thiết bị.
  • Tìm bản cập nhật phù hợp với giao diện trang web chứ không phải chỉ cài plugin theme trang web. Tham khảo các mẫu template của các nhà phát triển khác nhau để tìm ra mẫu ưng ý nhất.
  • Thiết lập nhiều kích cỡ của di động (breakpoint), chiều rộng tối đa là 320px đối với màn hình Iphone.
  • Thử nghiệm trên cả IOS và Android.
  • Xem xét chuyển qua dùng HTML5 để dễ hiển thị trên di động hơn. Tạo tệp FLASH trong HTML trong trình thiết kế web của Google.

2.1.3 Cấu trúc URL

Dấu vết của cấu trúc URL dễ bị mất và phân cấp trong khi trang web đang phát triển. Cấu trúc URL kém gây khó khăn cho người dùng và tác động tiêu cực đến thứ hạng của bạn.

Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về cấu trúc URL:

  • Cấu trúc web và cấu trúc phân cấp gặp vấn đề.
  • Cấu trúc thư mục và thư mục con không được sử dụng phù hợp.
  • URL có ký tự đặc biệt, in hoa, không có lợi trong khi công cụ tìm kiếm quét.
  • Không kiểm tra báo cáo trên Google Console ( Thu thập thông tin > Lỗi thu thập thông tin).

Cách khắc phục lỗi cấu trúc URL:

  • Lập kế hoạch cho website - sử dụng cấp độ, cấu trúc thư mục mẹ, thư mục con.
  • Các nội dung được để trong thư mục phù hợp.
  • URL dễ đọc và có ý nghĩa.
  • Giới hạn số lượng thư mục con không được vượt quá 3 cấp độ.

2.1.4 Chứa nhiều nội dung kém chất lượng:

Một website chứa nhiều nội dung kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc SEO bởi vì các lý do dưới đây:

  • Nội dung kém chất lượng không đáp ứng được nhu cầu khách hàng, giảm tỷ lệ tiếp cận khách hàng.
  • Thuật toán Google thay đổi, khắc khe đề cao chất lượng content và tính liên kết của website.
  • Giảm tỷ lệ thu thập thông tin, tỉ lệ index và lượng traffic vào trang web.
  • Tập hợp các bài theo cùng chủ để, không nên viết content cho từng từ khóa để các bài viết có mối tương quan nhất định.

loi-ky-thuat-seo-3

Cách tìm ra lỗi khi nội dung kém chất lượng:

  • Quét số lượng từ của trang web ít hơn 500 từ.
  • Kiếm tra Google Console xem thông báo từ Google.
  • Từ khóa có dấu hiệu tụt hạng.
  • Tỷ lệ thoát trang càng cao thì nội dung càng kém chất lượng.

Cách khắc phục lỗi khi nội dung kém chất lượng:

  • Gộp nhiều từ khóa cùng một chủ đề vào cùng một bài viết thay vì viết từng từ.
  • Tập trung vào thêm hình ảnh, video, âm thanh, infographics.
  • Tìm hiểu nhu cầu người dùng từ đó tạo ra content phù hợp.

2.1.5 Chưa tối ưu thẻ meta

Thẻ description là yếu tố quyết định liệu rằng người dùng có click vào bài viết của bạn không.

Nếu không có thẻ meta description, google sẽ lấy content bất kỳ trong bài làm description, điều này làm lãng phí từ ngữ khi bạn viết bài content.

Thẻ meta description quá dài, không thể hiển thị đầy đủ khi tìm kiếm.

loi-ky-thuat-seo-4

Cách nhận ra lỗi meta description:

  • Sử dụng Screaming frog để kiểm tra số lượng từ và những bài viết bị thiếu thẻ meta description. Ngoài ra còn nhiều công cụ khác.
  • Check thẻ meta description có bị nhòi nhét nhiều từ khóa không.

Cách khắc phục lỗi meta description nhanh:

  • Kiểm tra description đầy đủ trước khi đăng bài.
  • Bổ sung thẻ meta description cho các bài viết bị thiếu.

2.1.6 Chưa tối ưu H1/Title

Title là phần quan trọng nhất đánh vào cái nhìn người dùng liệu rằng họ có truy cập vào website của bạn hay không. Title/H1  xuất hiện đầu tiên khi tìm kiếm trên Google.

Lỗi thường gặp và cách phát hiện lỗi H1/Title:

  • H1 không chứa từ khóa chính và LSI keyword.
  • H1 không được đặt ở đầu bài viết hoặc bị thiếu H1.
  • Title bị trùng trên nhiều bài viết của website.
  • Sử dụng Screaming Frog để check lỗi Onpage, như lỗi H1/Title chưa được tối ưu.
  • Sử dụng allintitle:tên title để kiểm tra tên title có bị trùng không.

Ví dụ: Gõ allintitle:Các lỗi HTTP thường gặp và cách khắc phục để kiểm tra xem title có bị lặp với các bài trên web khác hay không.

 

>>> Xem thêm: Các lỗi HTTP thường gặp và cách khắc phục

Cách khắc phục lỗi H1/Title:

  • Điều chỉnh các bài viết thiếu H1 dựa trên các công cụ đã sử dụng.
  • Chèn từ khóa chính vào H1/ Title.
  • Giới hạn số lượng ký tự cho H1/ Title.

loi-ky-thuat-seo-5

2.1.7 Chứa nhiều nội dung không liên quan

Các nội dung trong bài phải liên kết với nhau, việc có các bài viết không giúp ích cho người dùng trong trang web sẽ làm giảm đi hiệu quả các hoạt động trên trang web.

Làm cách nào để phát hiện lỗi này?

  • Xem lại timeline content của bạn để kiểm tra nội dung của các bài viết, từ đó tạo ra các bài viết chất lượng hơn.
  • Kiểm tra số liệu do Google thống kê và xem các trang/ bài viết đang được index.

Cách khắc phục lỗi các nội dung không liên quan:

  • Tập trung vào bổ sung giá trị cho content.
  • Thêm các trang không muốn Google xếp hạng vào file Robots.txt.

2.1.8 Không tận dụng triệt để internal link

Internal link giúp phân phối liên kết trên website thành mạng lưới. Các bài viết và bài đăng liên kết với nahu giúp Google hiểu rõ được về nội dung trang web của bạn. Điều này giúp cải thiện thứ hạng của từ khóa, một từ khóa lên top có thể kéo các từ khóa khác lên theo.

Cách tìm ra lỗi này:

  • Sử dụng công cụ Google Analytics để kiểm tra internal link của website.

loi-ky-thuat-seo-6

  • Sử dụng Screaming Frog để thu thập dữ liệu.

Cách khắc phục lỗi này:

  • Bổ sung thêm content nếu muốn trang web lên top bằng các content đã có sẵn trên trang web. Sau đó, tiến hành chèn internal link vào.
  • Không nên nhồi nhét từ khóa, hãy làm cho nó xuất hiện tự nhiên.
  • Kiểm tra liên kết nonfollow trong bất kỳ plugin để giúp bạn quản lý liên kết.

2.2 Lỗi kỹ thuật Offpage

2.2.1 Lỗi 404 chưa được quản lý chặt

Nhiều trang web gặp phải lỗi này khi sản phẩm/ dịch vụ/ bài viết bị bỏ hoặc hêt hạn, không xóa mà để nó đi vào quên lãng.

loi-ky-thuat-seo-7

Cách tìm ra các trang bị lỗi 404:

  • Tiến hành thu thập dữ liệu thông qua SiteBulb, DeepCrawl hay Screaming Frog.
  • Kiểm tra báo cáo trên Google Console.

Cách khắc phục lỗi 404:

  • Phân tích danh sách lỗi 404 trên website và tiến hành xóa hoặc sửa lại.
  • Sử dụng Google Analytics để kiểm tra chéo các URL.
  • Thiết lập 301 redirect từ phía máy chủ từ trang web bị lỗi 404 qua trang hiện tại.

2.2.2 Lỗi về sitemap XML

Sitemap XML giúp liệt kê các URL trên website mà bạn muốn google index chúng để thu thập thông tin. Các thông tin được phép bổ sung như: Lần cuối cập nhật, mức độ thay đổi trang hay tầm quan trọng của trang khi liên kết với URL khác trong cùng trang.

loi-ky-thuat-seo-8

Cách tìm ra lỗi sitemap XML

  • Gửi sitemap đến Google Console.
  • Kiểm tra lỗi sitemap qua các bước: Thu thập thông tin (Crawl) > Sitemaps > Lỗi Sitemap
  • Kiểm tra các tệp nhật ký để biết lần cuối sitemap của bạn được truy cập là khi nào

Cách khắc phục lỗi sitemap XML

  • Đảm bảo sitemap XML được kết nối trong Google Console.
  • Phân tích nhật ký để hiểu tần suất Google.
  • Kiểm tra plugin của sitemap nếu có.

2.2.3 Tệp robots.txt bị lỗi

Tệp Robots.txt có chức năng theo dõi việc công cụ tìm kiếm truy cập vào trang web của bạn.

Tệp Robots.txt chính là nguyên nhân ngăn trở quá trình index của website theo nhận định của nhiều người.

Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề thường phát sinh từ việc không thay đổi tệp khi di chuyển trang web hoặc nhập sai cú pháp.

Cách để biết tệp robots.txt xảy ra lỗi?

  • Xem xét số liệu từ trang web của bạn thông qua thống kê.
  • Kiểm tra báo cáo Google Console (thu thập dữ liệu > kiểm tra robots.txt tester)

Cách khắc phục lỗi cho tệp robots.txt:

  • Kiểm tra báo cáo Google Console giúp xác thực tệp của trang web bạn.
  • Hãy đảm bảo các trang / thư mục bạn KHÔNG muốn được thu thập thông tin đã được vào tệp robots.txt
  • Đảm bảo rằng các thư mục quan trọng không bị chặn (JS, CSS, 404...)

 

Các lỗi kỹ thuật SEO trên đây được DANAWEB tổng hợp để đưa ra cách khắc phục hiệu quả nhanh chóng nhất trong quá trình SEO, giúp vị trí xếp hạng trang web lên top. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết, các bạn sẽ nhận biết được các lỗi kỹ thuật này, từ đó tránh những rủi ro trong quá trình SEO.

 

DANAWEB - Thiết kế website tại Đà Nẵng

 

tồn tại là để mang lại giá trị tối đa về tính thẩm mỹ và kinh tế cho khách hàng.

Đối tác - Khách hàng

Thiết kế web chuyên nghiệp tại Đà Nẵng, mang lại giá trị tối đa về tính thẩm mỹ và kinh tế cho khách hàng

Cảng vụ hàng không Miền Trung
Liên Đoàn Lao Động Đà Nẵng
Mobifone
Hội sinh viên Đại học Đà Nẵng
Chevrolet Đà Nẵng
Best Western Premier Indochine Palace
The Rachel Restaurant
Sàn giao dịch NDN
Minh Toàn Galaxy
 JBMC
FPT Telecom
Vinaphone
MBBank
Vietcombank
Net & Com
In Công Thành