Cung cấp dịch vụ thiết kế web tại Đà Nẵng uy tín, chuyên nghiệp, được tin tưởng bởi hơn 600 chủ doanh nghiệp.

DOANH NGHIỆP NÀO CẦN PHẢI ĐĂNG KÝ WEBSITE VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG?

Hầu như các Doanh nghiệp thành lập Website để mở rộng, tăng tương tác cũng như nâng cao sự hiện diện trực tuyến. Vậy những Website về lĩnh vực nào cần phải thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công thương? Nếu không đăng ký sẽ bị xử phạt như thế nào?

1. Theo Nghị định của Bộ Công thương

Theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử, những Doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử đòi hỏi cần phải thực hiện việc đăng ký với Bộ Công thương. 

Tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường thương mại điện tử đều phải tuân thủ các quy định liên quan đến việc đăng ký website với Bộ Công thương. Việc này không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn đem lại lợi ích lớn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Bằng việc thông báo và đăng ký, giúp tạo ra một môi trường kinh doanh trực tuyến minh bạch hơn, nơi mà thông tin về sản phẩm, dịch vụ và điều kiện giao dịch được rõ ràng, giúp tăng cường niềm tin và sự hài lòng từ phía khách hàng. Đồng thời, điều này cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý hoạt động kinh doanh, từ việc theo dõi đến thống kê, từ việc tối ưu hóa quy trình đến việc đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.

2. Các Website cần phải thực hiện việc đăng ký

Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cần phải thực hiện việc đăng ký bao gồm các loại sau:

a) Sàn giao dịch thương mại điện tử

Theo Khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Sàn giao dịch thương mại điện tử trong Nghị định này không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.

Các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử: Website trưng bày, giới thiệu, đăng tin mua bán sản phẩm, dịch vụ.

b) Website khuyến mại trực tuyến

Theo Khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, Website khuyến mại trực tuyến là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.

Các hình thức của dịch vụ khuyến mại trực tuyến:

  • Bán phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của đối tác với giá ưu đãi hoặc hưởng những lợi ích khác;

  • Bán các thẻ khách hàng thường xuyên cho phép khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ một hệ thống các đối tác với giá ưu đãi hoặc hưởng những lợi ích khác so với khi mua hàng hóa, dịch vụ tại từng đối tác riêng lẻ;

  • Các hình thức của dịch vụ khuyến mại trực tuyến khác do Bộ Công Thương quy định.

c) Website đấu giá trực tuyến

Theo Khoản 11 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, Website đấu giá trực tuyến là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.

3. Các Website cần phải thực hiện việc thông báo

Website cần phải thực hiện việc thông báo bao gồm các loại sau:

a) Website thương mại điện tử bán hàng

Là loại website thương mại điện tử được thiết lập bởi các thương nhân, tổ chức, cá nhân với mục đích bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình. Website này thường có đầy đủ các tính năng cần thiết để thực hiện hoạt động bán hàng trực tuyến, bao gồm:

  • Trưng bày giới thiệu hàng hóa/dịch vụ: website cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm/dịch vụ, bao gồm hình ảnh, mô tả, giá cả, thông tin khuyến mãi,...

  • Giao kết hợp đồng: website cung cấp các phương thức để khách hàng đặt hàng, thanh toán và xác nhận đơn hàng.

  • Thanh toán: website cung cấp các phương thức thanh toán tiện lợi cho khách hàng, bao gồm thanh toán trực tuyến, thanh toán khi nhận hàng,...

  • Dịch vụ sau bán hàng: website cung cấp các thông tin về chính sách bảo hành, đổi trả, vận chuyển,... để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Ngoài ra, nếu Website chỉ giới thiệu về Công ty, hoặc sản phẩm, dịch vụ mà không bán hàng trực tuyến cũng được xếp vào Website thương mại điện tử bán hàng. Vì vậy, những Website không có chức năng thanh toán, đặt hàng vẫn phải thông báo với Bộ Công thương

b) Ứng dụng di động bán hàng

Ứng dụng bán hàng là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

4. Vì sao cần phải đăng ký Website với Bộ Công thương?

  • Việc đăng ký website với Bộ Công Thương là cách để đảm bảo sự minh bạch, nâng cao uy tín, tính chính xác và tuân thủ đúng các quy định pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử.

  • Tạo nền tảng cho môi trường kinh doanh trực tuyến an toàn và tin cậy hơn, bảo vệ người tiêu dùng khỏi rủi ro và xác định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh online. 

  • Hỗ trợ quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ việc theo dõi và thống kê thông tin đến việc áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả.

5. Mức xử phạt nếu không đăng ký website với Bộ Công thương

a) Vi phạm không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử

Theo Điểm a Khoản 4 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, vi phạm này bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Đây là mức phạt áp dụng cho việc không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

b) Vi phạm không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng

Theo Điểm a Khoản 3 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm d Khoản 33 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP), vi phạm này bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Đây là mức phạt áp dụng cho việc không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng.

c) Áp dụng mức phạt cho cá nhân và tổ chức

Theo quy định trong Điểm b Khoản 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được thay thế bởi Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP), mức phạt cho cá nhân và tổ chức khác nhau. Mức phạt cho cá nhân là từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Mức phạt cho tổ chức là gấp đôi mức phạt cho cá nhân, tức là từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng. 

 

Bài viết trên DANAWEB đã cung cấp thông tin về những Website cần phải đăng ký, thông báo với Bộ Công thương. Quý Khách hàng cần tư vấn thiết kế Website hoặc đăng ký với Bộ Công thương, vui lòng liên lạc với DANAWEB theo thông tin sau:

 

CÔNG TY TNHH MTV CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM DANAWEB
VPGD: 111 Đinh Núp, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Trụ sở: Tầng 2, Lô 4-5 Bình Kỳ, Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
02366 51 21 91 - 0914 049 099 (Mr. Nghĩa)

 

 

tồn tại là để mang lại giá trị tối đa về tính thẩm mỹ và kinh tế cho khách hàng.

Đối tác - Khách hàng

Thiết kế web chuyên nghiệp tại Đà Nẵng, mang lại giá trị tối đa về tính thẩm mỹ và kinh tế cho khách hàng

Cảng vụ hàng không Miền Trung
Liên Đoàn Lao Động Đà Nẵng
Mobifone
Hội sinh viên Đại học Đà Nẵng
Chevrolet Đà Nẵng
Best Western Premier Indochine Palace
The Rachel Restaurant
Sàn giao dịch NDN
Minh Toàn Galaxy
 JBMC
FPT Telecom
Vinaphone
MBBank
Vietcombank
Net & Com
In Công Thành